Tin tức

Bí quyết

8 việc không nên làm để gây ấn tượng tốt ở công sở .
Cập nhật: 08:48:44 | 15-10-2013

Học theo lối ăn mặc “thảm họa”, giữ một không gian làm việc “vô tổ chức”, nói xấu đồng nghiệp…là những việc không nên nếu bạn muốn gây ấn tượng tốt nơi công sở.




Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra với mọi người xung quanh, trong đó có những đồng nghiệp làm cùng công ty. Để có được sự yêu quý và tôn trọng của đồng nghiệp, bạn nên tránh 8 việc dưới đây:

1. “A dua” những đồng nghiệp ăn mặc xấu

Bạn nhìn thấy một đồng nghiệp ở phòng bên cạnh đi dép lê tới công sở, và thấy cách đó thật thoải mái, khác hẳn với cảm giác đi những đôi giày hay sandals. Tuy nhiên, bạn không nên học theo người đó, vì dép lê là thứ không phù hợp với trang phục công sở. Nhiều công ty cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái, nhưng hãy thận trọng để tránh trở thành một “thảm họa thời trang” ở nơi làm việc.

2. Tỏ ra lạnh lùng, khó gần

Có thể bạn không thực sự thích những đồng nghiệp làm việc cùng. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn bị coi là một nhân viên “có vấn đề”, tốt hơn hết hãy bỏ bộ mặt lạnh lùng, khó gần đi. Nếu bạn xuất hiện ở cơ quan với khuôn mặt khó đăm đăm và hai cánh tay khoanh trước ngực, mắt chẳng thèm nhìn vào ai, rất có thể bạn đang có một ngày tồi tệ hoặc gặp phải chuyện gì đó khiến bạn ngượng nghịu. Tuy nhiên, mọi người có thể không hiểu điều đó và bạn nhanh chóng có tiếng là người khó gần. Hãy mỉm cười, cho dù bạn không thực sự muốn cười hoặc bạn đang có một ngày không vui.

3. Bừa bãi, cẩu thả

Ở nhà, nếu bạn muốn thử xem đống đồ lộn xộn của bạn có thể chất cao tới đâu mới đổ sụp xuống, thì điều đó tùy ở bạn. Nhưng ở công sở, nhất là trong những công ty có không gian làm việc chung, điều quan trọng là bạn cần duy trì một chỗ làm việc sạch sẽ, ngăn nắp. Nếu bạn bừa bãi và cẩu thả với bàn làm việc của mình, mọi người xung quanh sẽ đánh giá bạn là vô tổ chức và không thể xử lý được những nhiệm vụ quan trọng. Rốt cục, sự nghiệp của bạn có thể bị đẩy vào thế bế tắc.

4. Nói xấu đồng nghiệp

Có thể bạn không phải là một người có tâm địa xấu, dù bạn hay chế nhạo, mỉa mai người khác trước mặt hay sau lưng họ. Tuy nhiên, ở nơi làm việc, những hành vi như vậy có thể bị xem là chơi xấu đồng nghiệp, và không loại trừ khả năng bạn sẽ bị sa thải nếu đi quá đà.

5. Kể “tất tần tật” về cuộc sống riêng tư với đồng nghiệp

Bạn có phải là người có xu hướng chia sẻ quá nhiều về cuộc sống riêng tư của mình với bạn đồng nghiệp? Ở công sở, tốt hơn hết bạn nên giữ bản thân trong tầm kiểm soát và tìm những người khác, thay vì đồng nghiệp, để kể những câu chuyện dài dằng dặc về vụ chia tay với bạn trai/bạn gái, những bữa tiệc, chuyện buồn gia đình… Hãy giữ những cuộc nói chuyện ở công sở thân thiện, chuyên nghiệp và không dính dáng gì đến những câu chuyện đời tư của bạn.

6. Nói rằng bạn rất bận và mệt

Không ai quan tâm đến việc bạn bận hay mệt như thế nào. Ai cũng bận cả và việc của bạn là hoành thành những nhiệm vụ được giao. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trao đổi với sếp và đề nghị được giúp đỡ. Việc bạn kêu bận và mệt chỉ khiến đồng nghiệp cảm thấy chán ngấy với bạn mà thôi.

7. Nói chuyện điện thoại cá nhân, nhắn tin, dùng mạng xã hội suốt ngày

Khi bạn ở công sở, các cuộc gọi điện chỉ nên liên quan tới công việc. Ở hầu hết các công sở, nhân viên có thể có một vài tương tác cá nhân trên điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn bè/con cái/bố mẹ/vợ chồng của bạn gọi tới 5 năm lần mỗi ngày, bạn nên có sự điều chỉnh. Lời khuyên tương tự được áp dụng cho việc nhắn tin và sử dụng mạng xã hội.

8. Luôn là người ra về sớm nhất

Mọi người sẽ đánh giá tinh thần làm việc của bạn dựa trên thời điểm bạn ra khỏi cửa công ty để về nhà mỗi ngày. Vì vậy, đừng thường xuyên là người “lao ra cửa” đầu tiên nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt. Đối với một số công ty, thời gian nhân viên có mặt ở nơi làm việc quan trọng hơn so với những công ty khác. Bởi thế, bạn không nên tỏ ra bồn chồn hay vội vã vào cuối mỗi ngày làm việc.


 


Theo AOL Jobs

 


Nhà tuyển dụng hàng đầu

  • CTY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD
  • Công ty GreenFeed
  • Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường
  • Công ty TNHH Agrivina
  • Công ty Cổ Phần đầu tư Thảo Điền
  • QSR VIET NAM
  • CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
  • Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoa Thiên Phú
  • Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACOM
  • CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT HẠ TẦNG RCR VIỆT NAM
  • Willo Vietnam Co., Ltd
  • CÔNG TY TNHH OFIC  VIỆT NAM
  • Tập đoàn PPF
  • Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam
  • Tập đoàn Nam Long
  • Công ty Pizza Hut Việt Nam
  • Công ty Interflour Việt Nam
  • Công ty CP Gỗ MDF VRG Dongwha